Nhật Bản là đầu tư hàng đầu của Việt Nam, với trên 4.300 dự án. Số vốn đăng ký là hơn 59 tỷ USD.
Trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu Văn hóa Thương mại Việt Nam -Nhật Bản lần thứ 5, ngày 30/11, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với Câu lạc bộ các Trung tâm xúc tiến Đầu tư và Du lịch 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh doanh Mekong – Nhật Bản.
Hơn 400 đại biểu đến từ Trung ương, các địa phương của 2 nước cùng các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp của Việt Nam và Nhật Bản.
Tại diễn đàn, các đại biểu tập trung thảo luận các nội dung như: Xu hướng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam; tiềm năng, cơ hội hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch tại vùng ĐBSCL; nhu cầu của doanh nghiệp Nhật Bản khi đến với ĐBSCL.
Ngoài ra, còn có phiên đối thoại xoay quanh các chủ đề: Hợp tác sản xuất lương thực, thực phẩm; hợp tác công nghệ thông tin và truyền thông; thúc đẩy hàng nông sản sang Nhật Bản; hợp tác phát triển du lịch.
Chúng tôi cũng xây dựng một khu công nghiệp dành riêng cho Nhật Bản tại Hưng Phú với diện tích 124ha”, ông Lê Quang Mạnh nói.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, ĐBSCL có chỉ số PCI cao nhất cả nước, và khu vực này cũng là nơi xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của cả nước, đây là nơi còn nhiều dư địa để phát triển, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản.
Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, bên cạnh những thuận lợi thì ĐBSCL đang đứng trước thách thức của biến đổi khí hậu những năm gần đây, vì vậy phát triển bền vững khu vực này cũng chính là phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam.
Theo ông Lộc, chìa khóa của sự phát triển là tăng cường trong hợp tác đào tạo nguồn nhân lực giữa hai nước, đổi mới, sáng tạo chính là chìa khóa.
Vì vậy, thời gian tới phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng, trong đó cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản phải hợp tác, hỗ trợ trong đào tạo nguồn nhân lực.
“Với chiến lược phát triển của chúng ta đối với ĐBSCL, một chiến lược hướng tới một nền kinh tế thông minh và thân thiện với môi trường, đảm bảo phát triển bền vững thì những công nghệ, mô hình kinh doanh, cách thức kinh doanh của Nhật Bản rất phù hợp.
Tôi nghĩ là chiến lược hợp tác của Nhật Bản với Việt Nam thì trong chiến lược này ĐBSCL giữ một vị trí quan trọng hàng đầu”, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Nguồn:Vietnambiz